Nhân vật & Sự kiện

Tiến hóa của chuỗi phim Fast & Furious: Sự đánh đổi lấy khán giả toàn cầu của Hollywood

15/04/2017

Khi The Fast and the Furious ra rạp mùa hè 2001, không ai dự đoán nó sẽ trở thành một trong những phim chuỗi lớn nhất của Hollywood.

Một phim hành động kinh phí khiêm tốn xoay quanh văn hóa đua xe đường phố ở đô thị vay mượn nhiều từ Point Break, đã trở thành một thành công bất ngờ, thu được tổng cộng 207 triệu đôla ở phòng vé, trong đó chừng 144 triệu ở thị trường Bắc Mỹ, trên kinh phí sản xuất 38 triệu.

Cảnh đua xe đường phố đêm mở màn phim The Fast and the Furious đầu tiên

16 năm sau, loạt phim trở thành khổng tượng còn hơn cả thành công ban đầu có thể nghĩ ra. Hai phần phim gần đây nhất, Fast & Furious 6Furious 7, khoe kinh phí lớn hơn cả doanh thu nội địa của phim đầu tiên, theo thứ tự lần lượt chốt ở 160 và 190 triệu đôla. Loạt phim giờ đã là một trong những cỗ máy kiếm ra tiền đáng tin cậy nhất của Hollywood: phần gần đây nhất, Furious 7, một mình làm ra 1,5 tỉ đôla ở phòng vé toàn cầu — đa phần đến từ thị trường ngoài Bắc Mỹ — còn dự đoán cho phần mới ra cuối tuần này, The Fate of the Furious, cũng cỡ đó.

Khi loạt phim đã tăng trưởng về quy mô, thì những pha hành động lấy ô tô làm chủ đề mang chữ ký của chuỗi cũng tăng trưởng, đua xe đường phố quy mô nhỏ của phim đầu tiên tránh chỗ cho những màn trình diễn xe cộ không đáng tin ngày càng hoành tráng đến độ đã định nghĩa nên chuỗi phim và giúp củng cố sức hấp dẫn của chúng ở thị trường quốc tế.

Về điểm này, bạn có thể truy theo sự tiến hóa của cả chuỗi F&F lẫn mô hình kinh doanh của Hollywood qua sự tăng tiến những pha hành động của loạt phim — và thấy được sự đánh đổi mà các nhà làm phim đã thực hiện khi khán giả của họ trở nên toàn cầu.

Vin Diesel, trái, và Paul Walker trong một cảnh phim Fast and Furious năm 2009, phim thứ 4 trong loạt F&F mà thành công của nó đánh dấu loạt phim đi từ văn hóa đua xe đường phố đặc Mỹ nhắm đến thị trường toàn cầu

Cội nguồn khiêm tốn của The Fast and the Furious

Lúc bắt đầu, phim được làm với một kinh phí tương đối thấp, và được nhắm chủ yếu vào khán giả Mỹ: thanh niên trẻ rành rẽ, hay ít nhất là biết, các kiểu xe hơi đương đại và văn hóa đua xe đường phố. Và những pha hành động phản ánh điều đó.

Phim Fast & Furious đầu tiên mở đầu bằng một cảnh đua đêm đã ấn định tông điệu cho cả bộ phim. Lấy bối cảnh đường phố Los Angeles, nơi những tay lái xe hot-rod hiện đại tụ tập đua xe đường phố bất hợp pháp. Khoảnh khắc mở màn bộ phim, trước khi các xe bốc đầu, nhấn mạnh khía cạnh cộng đồng của cuộc đua và cung cấp một sự tán dương văn hóa đó lẫn những người tham gia — mà phải nói, ý đồ nịnh bợ khán giả mục tiêu.


Nó cũng cung cấp quan điểm nịnh bợ mục đích cho nỗi ám ảnh của họ, những chiếc xế độ, động cơ bốc. Trong cảnh này và xuyên suốt bộ phim, xe bóng lộn và màu sắc sáng lóa sao cho chúng nổi bật trong khung hình. Trong lúc chúng nổ máy chờ ở vạch xuất phát, đạo diễn Rob Cohen cắt cận cảnh những ống bô xịt khói khi các chiếc xe chuẩn bị lăn khỏi vạch. Khi cuộc đua bắt đầu, đạo diễn lại cắt cảnh sang số và đạp ga, lướt qua những khuôn mặt chưa bao giờ nghiêm túc đến thế của các tay lái trong lúc đua.

Từ đó, Cohen đưa chúng ta vào bên trong những chiếc xe, theo dõi hoạt động của chúng khi chúng vọt qua vạch xuất phát. Những cảnh này dựa vào hiệu ứng tạo hình vi tính đưa người xem vào trong cỗ xe để nhấn mạnh sức mạnh và hiệu quả hoạt động của nó. Cảnh này, và cả bộ phim theo một ý nghĩa nào đó, là để cuồng máy xe.

Khi cuộc đua tiếp diễn, phim thực hiện một số chuyển cảnh ấn tượng, thể hiện, ví dụ, tầm nhìn bẻ cong của đường phố từ góc nhìn của tay lái đang chạy 140 dặm một giờ. Nhưng bản thân các chiếc xế vận hành theo cách về cơ bản là như ô tô, làm những thứ chuyện mà người xem nào rành ô tô cũng có thể làm được. Đây không phải phim tài liệu-hiện thực, nhưng ít nhiều truyền một cảm nhận về thực tại vật lý truyền thống, và bản thân cảnh phim được đặt trong một bối cảnh được thiết kế để gợi lên một văn hóa có thật và một nơi chốn có thật.

Điều tương tự diễn ra với một cảnh rượt đuổi cao trào đưa hai tay đua xe đường phố dẫn đầu trong phim, Dominic Toretto (Vin Diesel) và Brian O’Conner (Paul Walker), chống lại hai tay lái môtô vừa mới bắn hạ một thành viên trong băng của Toretto.


Một lần nữa, cảnh này không thực chút nào — bạn đâu có hay bắt gặp ô tô rượt đuổi môtô có súng máy băng qua khu trung tâm đô thị — mà có vẻ ít nhiều cũng ý thức về các định luật vật lý, và nói chung là sẵn lòng tuân theo. Đồng thời, sự thôi thúc làm một cảnh quay trên xe đang chạy chứa đựng ít ra là chân dung nhỏ bé về cuộc chiến băng đảng ở đô thị ngoài đời thực, dẫu với nhiều thủ pháp melodrama của Hollywood.

Nói cách khác, bộ phim đầu tiên và những cảnh hành động của nó, đặt bối cảnh ở một nơi cụ thể, trong một nhóm người cụ thể, trong một thế giới tương tự thế giới của chúng ta, chí ít ở cách cơ bản.

Mô hình kinh doanh của Hollywood thay đổi — thế nên loạt phim cũng phải thay đổi

Vì sự tồn tại của mình là chính, thường xuyên hơn là không, phim Hollywood đều thế cả. Đúng, có những ngoại lệ, nhưng ngay cả một xuất phẩm kỳ quặc ngông cuồng như, The Wizard of Oz chẳng hạn, vẫn bị đóng khung bởi trải nghiệm cuộc sống trang trại ở Kansas. Cũng có những hạn chế: vì khán giả mục tiêu là trong nước, cho nên đa số nhân vật — đặc biệt là nhân vật chính diện — cũng trong nước luôn.

Dàn diễn viên trở nên đa dạng và dung hợp hơn của chuỗi phim trong Fast Five

Nhưng hơn một thập kỷ rưỡi qua, khi doanh thu phòng vé ngoài Bắc Mỹ ngày càng trở nên quan trọng với dòng kết toán lãi của một hãng phim, chuyện đã bắt đầu thay đổi. Các hãng phim làm ít phim hơn nhưng với kinh phí lớn hơn, và có nghĩa là những phim đó phải thu hút rộng rãi toàn cầu. Năm 2015, khoảng 73% tổng doanh thu phòng vé của hãng phim do thị trường quốc tế tạo ra, tăng 66% so với năm 2010.

Thế nên một phim chuỗi như Fast & Furious, vốn được xây nên để hấp dẫn một văn hóa trẻ Mỹ tương đối đặc thù, cũng phải tiến hóa. Và chuỗi phim đã làm đúng chính xác như vậy.

Sau khi phim thứ tư trong loạt, thể hiện sự trở lại của Diesel và các thành viên cốt lõi khác, làm tốt hơn tất cả những dự đoán phòng vé, đạo diễn Justin Lin — chỉ đạo từ phim thứ ba đến phim thứ sáu — được cấp phép để tái khởi động loạt phim một cách triệt để. Bắt đầu với phần năm, Fast Five, anh đã biến đổi chuỗi phim về đua xe đường phố ở nước Mỹ thành loạt phim hành động-đánh cướp đi toàn cầu — kiểu Ocean’s 11, nhưng với dàn diễn viên quốc tế trẻ trung hơn.

Đạo diễn Justin Lin, phải, chỉ đạo trên trường quay Fast Five

Xe nằm ở tuyến đầu và trung tâm, nhưng chuỗi phim không còn chuyên chú vào những phụ tùng xe bóng lộn nữa. Thay vào đó, đạo diễn Lin cho các chiếc xế siêu năng lực, cho phép chúng băng vọt qua khoảng không và lướt qua đường cao tốc theo kiểu vứt bỏ hết mọi sự vờ vịt tuân thủ thực tại vật lý.

Fast Five là một cái gật đầu chớp nhoáng với phim đầu tiên bằng cuộc đua đường phố một phần tư dặm hữu nghị giữa nhiều nhân vật chính, nhưng đó là một sự tưởng niệm chứ không phải sự kiện chính. Sự kiện chính là cao trào cuối cùng, Toretto và O’Conner đánh hai xe cùng kéo một chiếc tủ két lớn cỡ xe thùng xuyên qua nội ô Rio de Janeiro.


Cảnh này là một màn náo loạn tưng bừng của tốc độ và hiệu ứng, miễn trừ hoàn toàn và không hối tiếc bất kỳ hiểu biết thực tế nào về cách ô tô hoạt động. Đó là một màn phá hoại thuần túy, và đó là khoảnh khắc loạt phim tìm thấy sự nghiệp mới của nó: hành động xe cộ tung trời phớt lờ trọng lực và cơ học.

Phần tiếp theo, Fast & Furious 6, đưa sứ mệnh này đi xa hơn. Trong số rất nhiều chuyện, phim trình diễn một cảnh đua giữa băng Furious với một xe tăng trên đường cao tốc, và một kết thúc tưởng chừng như bất tận trong đó họ dí theo một máy bay chở hàng trong khi nó đang cố gắng cất cánh trên đường băng.


Những cảnh này thâm dụng tạo hình vi tính và đóng thế — nhưng thay vì đưa chúng ta vào nội tình vận hành của các chiếc xe, như phim đầu tiên, hiệu ứng kỹ thuật số được sử dụng để giải phóng các chiếc xe ra khỏi những hạn chế của thực tại vật lý trên trái đất.

Một phần lý do những cảnh phim này rất hiệu quả là sự cuồng nhiệt mà đạo diễn Lin đã dàn dựng trong đó. Có cảm giác vui sướng lây lan của những cảnh này, một sự choáng váng giúp bán được những khoảnh khắc dữ dội — không phải bất chấp mà chính là vì sự kỳ quặc tuyệt đối của chúng. Sáng tạo và thông minh, được ai đó thực sự đầu tư vào tác phẩm này thiết kế.

Sau khi Lin ra đi, loạt phim đã trở nên ngày càng với tay cao hơn trời, nếu có thể nói như thế. Trong Furious 7, do James Wan đạo diễn, giữa phim có một mảng miếng cho xe được thả dù từ trên một đỉnh núi ở Azerbaijan xuống. Màn hai kết thúc sau khi Toretto và O’Conner vù một siêu xe băng giữa hai tòa nhà Etihad Towers ở Abu Dhabi.


Và không có dấu hiệu nào cho thấy The Fate of the Furious, do F. Gary Gray đạo diễn, sẽ khác đi: Một trailer kết thúc với cảnh Dom rồ xe cơ bắp vượt cắt một chiếc tàu ngầm vừa nhô lên khỏi mặt sông băng.


Kể từ phim thứ năm, chuỗi phim đã xoay sang bán những khoảnh khắc dị thường đó bằng cách từ chối công nhận bất cứ giới hạn hợp lý nào đối với việc mà các nhân vật cùng những chiếc xế của họ có thể làm. Đúng thế, họ có thể cung cấp hiểu biết nào đó, hẳn phải là đùa mới nghi ngờ khi đủ thứ tham số được giải thích, hoặc vui mừng la lên sau khi làm xong một màn mạo hiểm hoành tráng nào đó. Nhưng không ai trong số họ có lúc nào nghiêm túc chất vấn liệu những gì họ làm có khả thi không. Họ đâu cần phải thắc mắc. Họ đang sống trong một thế giới mà chuyện đó không hề là câu hỏi. Trong những phim Furious chẳng có chuyện nghĩ lại về thực tại vật lý — đơn giản là không có thực tại vật lý.

Tiến hóa của chuỗi phim này thể hiện sự đánh đổi phải làm trong thị trường điện ảnh toàn cầu

Đó là vì những phần sau của loạt Furious không xảy ra ở đâu trong đời thực hay là bất cứ gì giống như thế. Thay vì vậy, chúng đi vào một thế giới kỳ ảo phi biên giới mà nơi chốn chỉ là phông nền và đạo cụ, dựng cảnh tăng cường quy mô và kết cấu cho các pha hành động xe cộ. Cũng y như phim Fast and the Furious đầu tiên đã nịnh bợ khán giả mục tiêu của nó bằng những tưởng tượng hấp dẫn về văn hóa đua xe đường phố, chuỗi phim đã được sáng tạo lại này nịnh bợ khán giả mục tiêu của nó bằng những miêu tả hấp dẫn về những điểm nóng và cảnh quan thế giới. Khác biệt là giờ đây tất cả mọi người đều là khán giả mục tiêu.

Tầm với toàn cầu của chuỗi phim khiến nó lớn hơn và hay hơn về nhiều phương diện: Dàn diễn viên rộng hơn và dung hợp hơn, địa điểm dàn trải và đa dạng hơn, những pha hành động mạo hiểm và bom tấn hơn. Nói chung, không có chuyện tác giả bài viết này thích những phim gần đây hơn phim đầu tiên đã mở ra cả chuỗi hồi năm 2001.

Vậy nhưng, so với nơi mà chuỗi phim này đã bắt đầu, thế giới mà những phim bây giờ diễn ra kém thật hơn, vì ít dựa vào bất cứ gì. Không đặc trưng và không cụ thể, với tất cả nhân vật và văn hóa đặc thù của sảnh chờ ở một sân bay tiện nghi.

Hoành tráng đổi lấy đặc trưng: Đây là đánh đổi mà các hãng phim Hollywood ngày càng chọn đánh đổi với những siêu bom tấn của họ, và ít có chuỗi phim nào thể hiện chọn lựa đó rõ hơn Fast & Furious.

Đây là một đánh đổi mà khán giả chúng ta cũng buộc phải chấp nhận. Người viết sẽ chọn xe tăng và tàu ngầm, những cú nhảy ra khỏi tòa tháp và thả dù, và tận hưởng những thứ đó. Nhưng góc nhỏ nào đó trong người viết cũng sẽ nhớ những ngày mà một bộ phim về đua xe đường phố có xế độ và những hành động mà xế độ làm được.

Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Vox